Môi trường đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Chính vì thế, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Theo đó, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả nhân loại nói chung. Vậy, bảo vệ môi trường là gì? Có những cách nào bảo vệ môi trường?
Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng
Vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường
Môi trường chính là không gian sống của con người và sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, môi trường còn chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra. Chính vì vậy môi trường có vai trò cực kì quan trọng và mang tính sống còn với con người.
Chắc hẳn ai cũng đều biết rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất,… điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chính điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của con người sẽ thêm khó khăn hơn.
Biểu hiện
Điển hình như thiên nhiên ngày một xấu đi. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa bão lũ quét thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng,… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…
Với tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức trầm trọng như hiện nay thì muốn bảo vệ môi trường cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của toàn thể mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường xanh và không ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí
Đôi khi, ô nhiễm không khí có thể nhìn thấy được. Ví dụ, một người có thể nhìn thấy khói đen bốc ra từ ống xả của xe tải lớn hoặc nhà máy. Tuy nhiên, thường xuyên hơn, ô nhiễm không khí là vô hình.
Không khí ô nhiễm có thể gây nguy hiểm, ngay cả khi các chất ô nhiễm không nhìn thấy được. Nó có thể khiến người ta bỏng mắt và khó thở. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Đôi khi, ô nhiễm không khí giết chết người một cách nhanh chóng. Năm 1984, một vụ tai nạn tại một nhà máy thuốc trừ sâu ở Bhopal, Ấn Độ, đã giải phóng một loại khí chết người vào không khí. Ít nhất 8.000 người chết trong vòng vài ngày. Hàng trăm ngàn người khác bị thương tật vĩnh viễn.
Hầu hết ô nhiễm không khí không phải là tự nhiên. Nó đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch – than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Khi xăng được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho ô tô và xe tải, nó tạo ra carbon monoxide, một loại khí không màu, không mùi. Khí có hại ở nồng độ hoặc số lượng cao. Giao thông thành phố tạo ra khí carbon monoxide đậm đặc.
Ô nhiễm nguồn nước
Một số nguồn nước bị ô nhiễm có dấu hiệu của màu bùn, có mùi hôi và có rác thải trôi nổi trong đó. Một số nguồn nước trông sạch sẽ nhưng chứa đầy các hóa chất độc hại mà bạn không thể nhìn thấy hoặc ngửi thấy và rõ ràng là bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguồn nước ô nhiễm không an toàn để uống và sử dụng. Những người sử dụng nước bị ô nhiễm, tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể khiến họ bị bệnh nhiều năm sau đó. Những người khác uống nước có nhiễm vi khuẩn và các sinh vật thủy sinh nhỏ bé khác gây bệnh.
Đôi khi, nước ô nhiễm gây hại cho con người một cách gián tiếp. Họ bị bệnh vì ăn các sinh vật sống trong nước ô nhiễm. Chúng có quá nhiều chất ô nhiễm trong thịt của chúng.
Ô nhiễm đất
Nhiều chất ô nhiễm tương tự làm ô nhiễm nước cũng gây hại cho đất. Việc khai thác quá mức đôi khi khiến đất bị nhiễm các chất hóa học nguy hiểm.
Thuốc trừ sâu và phân bón từ ruộng nông nghiệp bị gió thổi bay khắp nơi. Chúng có thể gây hại cho thực vật, động vật và đôi khi là cả con người. Một số loại trái cây và rau quả hấp thụ thuốc trừ sâu giúp chúng phát triển. Khi con người tiêu thụ trái cây và rau quả, thuốc trừ sâu sẽ xâm nhập vào cơ thể họ. Một số loại thuốc trừ sâu có thể gây ung thư và các bệnh khác.
Rác cũng là một dạng ô nhiễm đất khác. Trên khắp thế giới, giấy, lon, lọ thủy tinh, sản phẩm nhựa, ô tô và thiết bị cũ đã chiếm rất nhiều diện tích đất. Chất thải gây hại cho thực vật và các nhà sản xuất thực phẩm. Động vật có thể chết nếu ăn nhầm phải nhựa.
Rác thải thường chứa các chất ô nhiễm nguy hiểm như dầu, hóa chất và mực. Những chất ô nhiễm này có thể xâm nhập vào đất và gây hại cho thực vật, động vật và con người.
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật. Mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người.
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn tài nguyên và năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng (ánh sáng, gió,…). Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người cũng đều bắt nguồn từ các tài nguyên thiên nhiên tồn tại trên trái đất.
Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta. Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Những hành động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Ngăn chặn và khắc phục các hậu quả con người gây ra cho môi trường và thiên nhiên.
Các biện pháp bảo vệ môi trường là gì?
- Hạn chế rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon,… Gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.
- Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Chính vì thế, hãy trồng và chăm sóc cây xanh. Đồng thời lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
- Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết …
- Bảo vệ môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển,… Đồng thời, xử lý nước thải trước khi xử ra môi trường.
- Tiết kiệm điện: Hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động,… khi không sử dụng.
- Giảm sử dụng, tái sử dụng và sử dụng sản phẩm tái chế.
- Tiết kiệm giấy: góp phần bảo vệ cây xanh, rừng là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.
- Sử dụng chất liệu từ thiên nhiên: Thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng hằng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư. Và các bệnh liên quan đến não. Chính vì thế hãy sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. Góp phần bảo vệ môi trường và chính sức khỏe của chúng ta.
- Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời,… Vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Kết luận
Có rất nhiều cách để làm cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, trên đây chúng tôi đang nói về những hành động nhỏ nhất mà bất kì ai cũng có thể làm được. Những hành động đơn giản diễn ra hằng ngày để cải thiện môi trường sống. Sống một cuộc sống thân thiện với môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là nhân tố tạo nên môi trường sống. Vì vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi người nói riêng và cho cả nhân loại nói chung.